Xuân Phùng Hạ

Chương 3



11

Miêu Miêu nói tỷ ấy không đi, tỷ ấy muốn ở lại Chiêu Nghiệp.

Tỷ ấy nói tuy bây giờ ở Chiêu Nghiệp có rất nhiều cửa hàng tơ lụa nhưng vẫn may cẩm bào dáng cổ đứng, vạt đối xứng, kiểu dáng đơn giản, nếu có thể kết hợp với trang phục của Đại Chu thì sẽ cho ra thành phẩm độc đáo giá trị.

Tỷ ấy muốn thử.

Công chúa để lại cho tỷ ấy không ít tiền, Trịnh Vô Tu thì đưa chỗ tơ lụa còn lại của cửa hàng.

Tỷ ấy dập đầu lại Công chúa.

Tỷ ấy nói, lúc trước tâm trí tỷ ấy bị giam trong lồng, Công chúa đã cho tỷ ấy tự do.

Bây giờ, tỷ ấy muốn tự bay.

Và cho dù tỷ ấy bay cao bay xa thế nào, nhưng chỉ cần Công chúa muốn, tỷ ấy vẫn sẽ trở về.

Công chúa đỡ tỷ ấy dậy, cười trong nước mắt.

Ta càng không nhịn được mà ôm tỷ ấy khóc hồi lâu.

Ta những tưởng bản thân đã rất dũng cảm, nhưng Miêu Miêu tỷ ấy còn tự lập hơn cả ta.

Ta chưa từng nghĩ nếu rời xa Công chua, ta có thể làm được gì.

“Xuân Nhi.” Miêu Miêu ôm ta: “Muội giỏi hơn ta, ta không dám đi. Muội thay ta ngắm biển, còn nữa, nếu thấy bộ y phục nào đẹp thì nhất định phải vẽ lại cho ta.”

“Ừ…” Ta òa khóc.

12

Bọn ta lại xuất phát.

Lần này thương đội rất đông, Trịnh Vô Tu nói đã ghé qua Đại Chu thì tiện đường buôn bán.

Chăn lông, hương liệu, dược liệu, thậm chí còn có mấy chục con ngựa.

Giống ngựa Chiêu Nghiệp cao to khỏe mạnh, ngay cả tiếng hí nghe cũng hùng dũng.

Trịnh Vô Tu nói, ngựa thích địa hình cao và thời tiết lạnh, ngựa của Đại Chu được nuôi khác với ngựa thảo nguyên.

Sở dĩ Ô Tô có thể đối chọi lại Đại Chu cũng vì giống ngựa này.

Đường đi tới Quảng Hải không quá yên bình, nhưng cũng không gặp giặc cướp hung tợn, lần nào cũng giải quyết được bằng tiền.

Công chúa nói không phải bọn giặc cướp kia yếu mà là phe ta có năng lực đánh cược một lần.

Chỉ khi thực lực hai bên ngang ngửa mới có thể dùng tiền giải quyết vấn đề.

Nếu không, chỉ có nước đổ máu.

Sau khi tới Quảng Hải, ngay cả Trịnh Vô Tu cũng phải cảm thán chuyến đi này thuận buồm xuôi gió ngoài dự tính.

Cho đến khi bọn ta bị quan binh bao vây.

13

Ta không ngờ, vì Công chúa mất tích mà đám hộ vệ hộ tống bọn ta bị giáng chức điều đến Quảng Hải.

Bọn chúng đã phát hiện ngay khi bọn ta vừa vào thành, để tránh xảy ra sơ sót mới kiên nhẫn chờ đến khi bọn ta chuẩn bị xong xuôi.

Công chúa được “mời” đi, còn ta thì bị tống vào ngục với tội danh bắt cóc Công chúa.

Vừa vào ngục, ta đã bị đánh hai mươi roi.

Bọn chúng tra hỏi thân phận của ta, tại sao lại bắt cóc Công chúa đến tận đây.

Nhưng dù bọn chúng hỏi gì, ta vẫn lắc đầu nói không biết ai là công chúa, bọn ta đều là gia nô của Trịnh Vô Tu.

Bị gậy đánh mạnh vào chân, ta đau đớn khuỵu xuống, hai tay bị túm lên đỉnh đầu, cảm giác có thứ gì đó xọc vào kẽ ngón tay.

Lập tức ta biết mình bị dùng hình kẹp ngón tay.

Kẹp thít lại, ngón tay ta đau xé lòng, nhất là khi bọn chúng dùng búa gõ ở hai đầu kẹp, khiến nó vừa di động vừa kẹp chặt lại.

Thậm chí, ta có thể cảm nhận được da thịt tróc ra theo di động của kẹp, đau tới mức ý thức của ta trở nên mơ hồ.

Ta bị giam trong ngục nửa tháng, gần như phải chịu tất cả các loại tra tấn.

Thậm chí phạm nhân trong nhà giam còn khuyên ta chết đi, ít nhất còn dễ chịu hơn.

Nhưng ta không muốn chết, ta còn muốn ngồi thuyền tới đế quốc La Đạt, muốn vẽ y phục đẹp đẽ cho Miêu Miêu.

Ta không muốn chết, chết là hết.

14

Cuối cùng ta cũng được thả ra.

Công chúa tới đón ta.

Nàng ấy đẩy mọi người ra, đi tới bế ta.

Ta cao hơn Công chúa nửa cái đầu nhưng nàng ấy vẫn ôm chặt lấy ta.

“Đau lắm đúng không.”

“Vâng.”

Ta tủi thân cực kỳ, đau cực kỳ, ngày nào cũng đau từ sáng sớm đến đêm muộn, mà vừa nhắm mắt lại đã bị nước lạnh xối tỉnh.

Những ngày qua, ta đau mà đã hối hận vô số lần vì đi theo nàng ấy tới Quảng Hải.

“Không sao rồi.” Nàng ấy nói.

Ta rơi nước mắt, tất cả tủi nhục và hối hận rút xuống như thủy triều.

Rồi ngay sau đó, ta chìm vào cơn mê.

15

Đợi khi ta tỉnh lại, khắp người đã được bôi cao.

Mắt Công chúa vừa sưng vừa đỏ, nhìn ta thì muốn nói lại thôi.

“Thuốc gì đây, sao không thấy đau gì hết.”

Ta cười toe toét ngồi dậy.

“Nói linh tinh.” Công chúa mím môi, nàng ấy gầy đi nhiều, bọng mắt cũng thâm đen.

Ta gượng cười, hỏi: “Sao ta được thả ra vậy?”

Trịnh Vô Tu đáp: “Hoàng thượng hạ chỉ, Công chúa Hi Hòa đã chết, bọn chúng không còn lý do bắt giữ các người.”

“Sao lại như vậy?” Ta kinh ngạc.

Công chúa cười nhạt: “Người gặp giặc cướp là công chúa cao quý chứ không phải nô lệ hạ tiện. Công chúa Hi Hòa đại diện cho nước Đại Chu, nàng chết trong tay giặc cướp cũng không thể sống làm nô lệ, nhất là nô lệ của người Ô Tô. Nếu chuyện này đồn ra, Đại Chu sẽ mất hết thể diện, trở thành trò cười cho nước Ô Tô.”

Trịnh Vô Tu đau khổ nói: “Chỉ là suýt nữa bị diệt khẩu.”

“May nhờ Trịnh công tử đây. Mà công tử đây cũng không phải là một thương nhân bình thường.” Công chúa móc mỉa.

Trịnh Vô Tu không cam lòng yếu thế: “Như nhau, như nhau thôi.”

Ta thế mới biết Trịnh Vô Tu là Tam Vương tử của nước Ô Tô, vì thích kinh doanh buôn bán nên mới che giấu thân phận buôn bán giữa Gia Thành và thành Chiêu Nghiệp.

Vụ này may nhờ hắn công khai thân phận mà xử lý được.

Mâu thuẫn giữa Ô Tô và Đại Chu liên miên không dứt, Ô Tô vốn hiếu chiến, bây giờ nô lệ của Tam Vương tử lại vô cớ bị xử tử trên đất Đại Chu.

Chuyện dấy lên sóng gió trong lòng dân chúng, không ít người bắt đầu truyền tai nhau là sắp xảy ra chiến tranh.

Người giàu vội vàng ôm tài sản chuẩn bị chạy trốn, kẻ có bản lãnh thì chuẩn bị cháy nhà hôi của, khắp vùng Quảng Hải rung chuyển không yên.

Trước tình hình như vậy, Công chúa và ta được thả ra.

“Xuân Nhi.” Công chúa gọi.

Ta thưa.

“Từ hôm nay trở đi, ta đổi tên thành Hạ Nhi. Ngươi đừng gọi nhầm đấy.”

“Vâng!”

Cái tên Hạ Nhi này rất hay, nghe tràn ngập sức sống.

Mà cũng tựa như tỷ muội của nhau.

16

Ta nằm trên giường nghỉ ngơi mấy ngày, Công chúa, không, Hạ Nhi thì không hề nhàn rỗi.

Nàng ấy bận đi chọn một số lượng lớn thư tịch và đồ gốm sứ.

Nàng ấy nói đã có thương đội đường bộ, vận chuyển phần lớn tơ lụa, lá trà và những thứ nhẹ nhàng dễ vận chuyển.

Đồ gốm sứ dễ vỡ, thư tịch thì quá nặng, thường không vận chuyển bằng đường bộ, nhưng nếu đi đường biển thì không có vấn đề gì.

Trịnh Vô Tư nói thư kịch chẳng kiếm được bao nhiêu so với tơ lụa và lá trà, nhưng Hạ Nhi lại lắc đầu nói không phải tất cả đều định giá bằng vàng bạc.

Tỷ như văn hóa.

Trịnh Vô Tư im luôn.

Quảng Hải nằm sát biển, có thể nhìn thấy cánh buồm qua lại trên mặt biển.

Lúc ta nhìn thấy con thuyền chở hàng Trịnh Vô Tu mua thì bật thốt: “Được đấy!”

“Đây là mẫu thuyền chở hàng mới nhất.” Trịnh Vô Tu nói: “Mũi nhọn, đuôi rộng, hai đầu cong, khung thuyền chắc chắn, thuyền này dù gặp bão cũng không sợ. Quan trọng nhất là kích thước lớn, không cần sức người, chỉ nhờ vào sức gió, nếu gặp thuyền địch, hoàn toàn có thể xuôi theo chiều gió, an toàn vô cùng.”

Ta gật đầu lia lịa, thuyền này mà va vào thuyền nhỏ bình thường thì như xe cán bọ ngựa.

Có nó, còn sợ nguy hiểm gì nữa?

17

Dâng rượu tế thần.

Dong buồm ra khơi!

18

Ngày đầu tiên: Ọe!

Ngày thứ hai: Ọe!

Ngày thứ ba: Không còn gì để nôn, nhìn cái gì cũng biêng biêng.

Ta muốn xuống thuyền.

Ta nhớ Miêu Miêu…

19

Nửa tháng sau, Hạ Nhi kéo ta dậy khỏi giường, ném cho ta một con dao.

“Đi thái rau hẹ, nấu sủi cảo ăn.”

“Rau hẹ?” Ta mơ màng: “Kiếm đâu ra rau hẹ trên thuyền.”

Hạ Nhi chống nạnh: “Ngươi nằm bẹp nửa tháng nào biết trên thuyền có cái gì. Không chỉ ra hẹ, trên thuyền còn có nuôi gà, nuôi dê đó, không thì sữa dê mà ngươi uống mấy ngày nay từ đâu ra.”

Sau này Miêu Miêu hỏi ta, trên thuyền làm gì, ta sẽ nói lá thái rau hẹ, vắt sữa dê, sờ trứng gà.

Ôi, tỷ ấy có tin nổi không?

Hạ Nhi rất bận.

Nàng ấy nói chuyến đi lần này vô cùng quan trọng, cần phải ghi lại thời gian, hướng la bàn và đồ dùng chi tiêu suốt chuyến đi.

Ngày nào nàng ấy cũng quan sát hướng trăng sao và mặt trời.

Ta hỏi nàng ấy đã có la bàn, tại sao còn phải cầu kỳ như thế.

Nàng ấy nói la bàn chỉ hướng Bắc nhưng chưa chắc đã là hướng Bắc thật, trên đất liền có sai thì cũng không quá nghiêm trọng, nhưng trên biển rộng mênh mông này, lệch một chút cũng có thể khiến thuyền đi sai hướng.

Vẽ được bản đồ càng chính xác thì càng có lợi cho sau này.

20

Bọn ta dừng lại hai lần trên hành trình.

Ngoại trừ bổ sung nước, đồ ăn, các nhu yếu phẩm và ghi chép lại sản vật, con người nơi đó thì Hạ Nhi cũng mua rất nhiều thư tịch.

Cái gì nàng ấy cũng xem, từ truyền thuyết dân gian cho đến sách sử, chỉ cần thấy là mua, không biết chữ cũng không sao, nàng ấy sẽ thuê người đọc.

Ngay cả ta đi theo cũng được mở mang thêm nhiều kiến thức, nhất là về chuyện xưa của Thiên Trúc, nghe mà say sưa chìm đắm trong đó.

Cũng có lúc bọn ta gặp hải tặc.

Xa ca trông thấy một con thuyền nhỏ dong buồm đen.

Nhưng không đợi ta thấy rõ, nó đã lập tức rẽ hướng khác.

Khoảng nửa năm trôi qua, cuối cùng bọn ta cũng đến nơi.

Đế quốc La Đạt.

Mảnh đất vàng bạc chất thành núi theo lời của Trịnh Vô Tu.