Tây Sơn Hành Trình Vượt Thời Gian

Chương 2: Áp tải hàng hóa




Chiều hôm ấy có một người làm công ở nhà thương gia Phan Nghĩa đến. Trước thầy Hiến rời Hoan Châu để tránh nạn quyền thần Trương Phúc Loan đến thành Quy Nhơn theo lời thiền sư Trí Viễn, vùng đất có thể dụng võ, thầy đã có đến nhà thương gia Phan Nghĩa làm môn khách, và được Nghĩa rất quý trọng.

Người làm công báo:
''Chủ tôi có chuyển lời, 3 ngày tới có một đợt hàng hóa rất lớn, dù có toán võ sĩ theo áp tải, nhưng để phòng chuyện bất ngờ, cũng như nhờ tài học của thầy, kính mong thầy cùng vài đệ tử giúp chủ tôi cùng đi áp tải và thẩm định các mặt hàng''

Thầy Hiến đáp:
''Phan huynh là người có ân với ta, nếu đã mở lời thì há ta có thể chối từ. Về nói cho chủ ngươi, ta sẽ đúng hẹn''.

Sau đó thầy gọi Lân lại:
''Trò hãy chọn ra vài huynh đệ lanh lợi, võ công có thể đứng lớp được cùng theo ta 3 ngày sau đi áp tải hàng''

Lân đáp :
''Vâng thưa thầy, trò sẽ sắp xếp''

Lân tụ hợp các huynh đệ lại và thông báo về việc thầy giao phó, Dũng, Long, Thung, Thuận, Tiệp cùng đồng ý tham gia trong chuyến đi này.

Nghe tin có chuyến đi áp tải Hồ Nhạc cũng có ý muốn tham gia, nhưng do vừa mới vào học nên Lân không cho phép đi
Nhạc nói:
''Gia đình đệ có truyền thống kinh thương, đệ cũng nhiều lần đi cùng phụ thân nên có đôi chút kinh nghiệm đi đường, có đệ theo thì các huynh cũng sẽ có người phụ tiếp. Trước đó anh em đệ có theo nghĩa phụ Chảng (thầy Đinh Văn Nhưng) học võ từ bé nên đệ cũng có đủ sức phòng thân''.

Lân thầm nghĩ, nếu như cho Nhạc theo lịch duyệt thì cũng là điều tốt, tạo tiền đề phát triển cho vị vua này

Lân nói:
''Nếu ta cho đệ theo thì đệ phải nghe theo sự chỉ đạo của ta, không được lỗ mãng, làm theo ý của mình''.

Nhạc đáp:
''Sư huynh yên tâm, đệ sẽ tuân theo sự chỉ đạo của sư huynh và sư phụ''

Tất cả trở về nhà thu xếp hành trang chuẩn bị 3 ngày sau chúng ta cùng xuất phát

Lân trở về nhà báo cho phụ thân, mẫu thân về chuyến đi, mẫu thân Lân chuẩn bị cho Lân ít đồ và một ít lương khô đi đường, tuy rằng trong đội của thương gia có mang theo lương khô nhưng chuẩn bị thêm cũng không thừa, dù sao món ăn do mẫu thân nấu thì luôn chuẩn, cá khô là thứ không thể thiếu.

Ba ngày sau
Địa điểm tụ hợp là bến sông của vùng An Thái này. Bên phía phú thương Phan Nghĩa có võ sư Đặng Quan dẫn theo hơn 30 người cùng nhau lên thuyền. Hai bên tả hữu do người của võ sư Quan phụ trách, phía sau thuyền là nhóm của Lân, còn phía đầu thì do thầy Hiến đảm nhiệm.

Võ sư Quan tiến đến cùng thầy Hiến trò chuyện
''Nghe danh huynh đã lâu chưa có lần gặp mặt, hôm nay mới được tương kiến. Trước đó có nghe huynh cũng là môn khách của Phan gia''

Thầy Hiến đáp:
''Ta cũng có nghe qua danh của huynh, không biết chuyến đi này sẽ mất bao lâu''

Đặng Quan nói:
''Chuyến này đi cũng không mất nhiều thời gian lắm, đi về thì mất 6 ngày đường. Ta nghe Phan gia mời huynh tham gia áp tải bảo vệ và cũng là người thẩm định, chuyến hàng này là đồ gốm sứ đắt tiền của người Hoa, huynh lại là người văn võ song toàn, có thể đọc được chữ viết ghi trên các loại hàng, nên nói thẳng ra, chuyến đi này huynh là người quan trọng nhất''.

Hai người cùng nhau uống trà, bàn luận đôi chút về võ thuật và cách dạy các đồ đệ, kiến thức cũng như phong thái của thầy Hiến làm cho võ sư Quan rất bội phục.
Phía sau thuyền nhóm của Lân cũng ngồi canh gác và trò chuyện với nhau

Mặt sông có sóng nhẹ, mùa này gió thổi đều đều nên rất là mát mẻ, hai bên bờ sông là những bụi cây um tùm xanh mát.

Lúc này Nhạc lên tiếng nói:
''Đệ thỉnh thoảng cũng theo phụ thân đi mua hàng về bán, nên cũng rất hay đi thuyền, nhưng thuyền to như thế này thì đây là lần đầu đệ đi''.

Lân cũng nói:
''Ta cũng thế, trước nay chỉ toàn đi những ghe xuồng nhỏ mà thôi'',

Long chen vào:
''Còn ta thì rất mê chuyện đánh bắt cá, nên sông suối với ta cũng là nơi quen thuộc''

Lân nói:
''Vậy hôm này bắt vài cân cá sông, huynh đệ chúng ta say một bữa, cá tươi mà nướng lên nhắm rượu thì ngàn chén không say, haha''

Long cũng đáp:
''Nhất định, nhất định, sẽ sớm thôi, sau khi quay về ta liền đi đánh bắt''

Nhìn sang Thung có vẻ trầm tư, Lân hỏi:
''Thung huynh có việc gì mà trầm tư vậy''

Thung đáp:
''Ta đang nghĩ nếu như ta là cướp thì sẽ mai phục ở đâu để phục kích, bờ sông này khá yên tỉnh, nhiều đoạn sông không một bóng người nếu ra tay thì không một ai hay biết''

Cả nhóm bắt đầu có chút căng thẳng. Lân nghĩ: [thằng cha này nếu ở thời hiện đại thì cũng có khiếu để làm công an, hoặc nhà tâm lý tội phạm, đặt mình vào tâm thế của tội phạm để suy nghĩ ra cách thức gây án đây mà]

Thung tiếp lời:
''Nếu là cướp thì để tàu khó khăn đi chuyển, trước tiên sẽ nhắm vào bánh lái của thuyển, sau đó thì như bắt ba ba trong rọ''.

Trong vùng này giặt cướp cũng có vài toán nổi lên cướp bóc hàng hóa của các phú thương, chúng rất hung hãn, giết người cướp của, nên các đội thương nhân vẫn nhờ các đội áp tiêu bảo hộ, hoặc giả cho gia đinh trong nhà theo phòng bọn cướp.

Nhưng chuyến đi thì không có gì đáng lo ngại, nguy hiểm là chuyến về, vì lúc về trên thuyền toàn những hàng hóa đắt tiền. Mọi người ăn uống đầy đủ, giữ sức cho tốt để chuẩn bị thật tốt cho chuyến về.

Như dự kiến sau 3 ngày thì đến nơi nhận hàng, thầy Hiến cùng với đội của võ sư Quan đến nhận và kiểm tra hàng hóa. Hàng hóa được vận chuyển lên thuyền, chỉ một số ít là không đạt yêu cầu.

Chuyến hành trình trở về qua 1 ngày đầu rất thuận lợi không có gì trở ngại. Đến ngày thứ 3 khi tới gần khu chợ thì bánh lái của thuyền bất ngở bị hỏng.

Võ sư Quan nói với một số đệ tử:
''Bánh lái thuyền đã bị hỏng, trong thời gian chờ phu thuyền sửa chữa, một vài đệ tử hãy đến khu chợ phía trước để mua thêm thức ăn''.

Do gần khu chợ đông đúc nên bên phía của võ sư quan cũng có phần giảm bớt phòng bị.
Lúc này phía sau thuyền Thung lên tiếng:
''Các huynh đệ hãy đề cao cảnh giác, ta có dự cảm không lành, nếu ta là cướp thì đây là cơ hội hoàn hảo để tấn công''

Phía trước thuyền, thầy Hiến cũng đã cao mày, có vẻ nhưng sự từng trãi và giác quan nhạy bén của mình thầy đã cảm nhận được có sát khí tràn đến.
Nhóm của võ sư Quan đã lên bờ, còn nhóm của thầy Hiến thì ở dưới thuyền bảo vệ hàng.

Lúc này bỗng có 1 toán người cầm theo binh khi chạy vội tới, võ sư quan hét lên:
''Chúng đệ tử có cướp đến, chuẩn bị ứng chiến''

Người cầm đầu băng cướp có thân hình cao to, cơ bắp cuồn cuộn, hắn ta để mình trần chạy xồng xộc đến, hàm râu quai nón và ánh mắt đầy hung tợn. Hắn tên là Nguyễn Lâm, người ta thường hay gọi hắn với biệt danh Lâm Báo, sở dĩ có biệt danh đó là do hắn rất nhanh nhẹn và ra tay tàn độc như một con báo đi săn
Lâm Báo quát to:
''Nếu muốn sống thì bỏ hết hàng hóa lại đây, ông đây sẽ tha cho. Còn chống cự là chết''

Võ sư Quan cũng hét to :
''Đạo tặc chớ làm càng, thanh thiên bạch nhật lại dám to gan cướp của giết người''.

Lâm báo chỉ huy anh em chia ra làm 2 toán, một toán gần 30 người xử lý nhóm của võ sư quan, nhóm còn lại tầm 10 người lên thuyền cướp hàng
Hai bên giao chiến, phía võ sư Quan tuy ít người hơn nhưng do ai cũng là tinh anh nên thế cục chưa rơi vào thế hạ phong

Lâm Báo xông tới võ sư quan, chỉ cần hạ được võ sư quan là coi như nắm chắc 9 phần, đại đao trong tay hắn bổ về phía đầu võ sư Quan. Binh khí võ sư Quan dùng là một thanh kiếm dài, thấy Lâm báo chém tới, võ sư Quan lách mình tránh qua, thuận thế chém ngược lại vào hạ bàn Lâm Báo. Vừa mới so chiêu cả hai đều nhận ra lực lượng đối phương không hề thua kém mình. Hai người lại lao vào nhau, Lâm báo có kình lực hơn người, còn võ sư Quan có sự uyển chuyển, khôn khéo trong từng chiêu thức, đao kiếm giao nhau bắn ra từng tia lửa, vang lên tiếng đinh tai nhức óc. Bộ đao pháp mà Lâm Báo sử dụng là long đao thảo pháp. Lúc mới tiến đến hắn dùng chiêu xuân lôi bạo tức để bộc phá kình lực đánh nhanh thắng nhanh, sau khi thấy đối thủ không hề kém cạnh thì chuyển sang tá lực đả lực.

Lâm Báo hét lên:
''Thiên toàn đao quyết'', rồi xoay đao chém luân chuyển tựa như mượn lực tiếp chuyển lực.

Phía võ sư Quan cũng không hề kém cạnh sử dụng chiêu mãn thiên hoa vũ để phá giải, chiêu thức uyển chuyển nhẹ nhàng như cánh hoa, dù cho đao pháp của Lâm Báo có liên miên cũng không tài nào tiến lên được

Về phía toán cướp nhảy xuống thuyền thì đụng phải thầy Hiến và đồ đệ của thầy, tên đầu tiên xung phong nhảy lên đã bị thầy Hiến một cước đá bay xuống sông, phía chỗ hắn ta chìm, nổi lên từng đợt máu đỏ loang lỗ, những tên còn lại thấy thế cũng chùn chân, Lâm Báo hét to:
''Đánh nhanh thắng nhanh, thêm người xuống thuyền cho ta, giết! ''

Những tên cướp hùng hổ lao xuống thuyền, Lân cùng các huynh đệ tương trợ thầy Hiến chống trả lại, nhưng có vẻ những tên này so với thầy còn rất yếu nên thầy không mấy căng thẳng. Đây là lần đầu Lân thấy cảnh giết người thật sự, tuy bề ngoài không tỏ vẻ lo sợ, nhưng trong lòng thì cảm giác rất kinh hãi, thật sự phải giết người. Trong thời buổi loạn lạc này, mạnh được yếu thua, tính mạng con người như cỏ rác.

Những tên cướp khác lần lượt nhảy xuống thuyền, thầy Hiến như một ngọn núi ở đầu thuyền, 3 tên nhảy xuống thì 2 tên bị đánh bay, quyền kình của thầy quả thật kinh người, người bị đánh bay đi không chết thì sống cũng khó mà nuôi.

Còn qua được ải thầy lại đến nhóm của Lân và các huynh đệ, trong nhóm Lân có Thung là ra tay dứt khoát, đại đao trong tay Thung uy mãnh, sát chiêu nhanh gọn, đã có vài tên đứt yết hầu chỉ trong một chiêu

Còn về đao pháp của Văn Dũng thì vừa uy mãnh lại vừa khéo léo, kết hợp cả cương nhu, Lân thầm nghĩ: [nếu là mình giao đấu cùng Dũng, chưa chắc đã giành được thế thượng phong]

Thấy tình thế nếu còn dây dưa với võ sư Quan thì không ổn, phải nhanh chóng lên thuyền cướp, nhờ vào lợi thế số lượng người để cầm chân võ sư Quan, cướp một phần rồi rút quân. Lâm Báo hét to:
''Lão tam, lão tứ, lão lục đến đây''.

Ba người xông lại võ sư Quan hợp lực chiến đấu. Lâm Bảo nhảy phắt ra khỏi vòng chiến, chạy đến thuyền nhảy xuống, kéo theo 5 tên cướp phía sau. Vừa xuống thuyền chưa kịp vững, thầy Hiến đã nhanh như chớp lướt đến tung ra chiêu cầm nã thủ, hai tay như kìm sắt khóa cứng mạch môn Lâm Báo, hắn ta ứng biến cũng rất lanh lẹ, chấp nhận bỏ đao, dùng thiên cân trụy làm thuyền rung lắc, mượn thế đá vào hạ bộ thầy Hiến

Thầy vội buông hắn ra vận kình lực tay phải chém xuống, chỉ nghe rắc một tiếng, chân của hắn đã gãy. Dù đã gãy chân nhưng hắn vẫn rất hung hăn, liều chết xong vào thầy Hiến. Hắn rút từ bên hong ra một thanh trủy thủ dài rất sắc nhọn, dùng hết lực lao vào thầy, chiêu thức này chính là kéo đối phương cùng chết, dù thầy có đánh chết hắn, thì mũi trủy thủ đi cũng sẽ cắm sâu vào người thầy.

Trong tình thế lưỡng bại câu thương ấy, thầy Hiến nhanh chân nhúng người vọt qua đầu tên Lâm Báo. Thấy đối phương nhảy ra sau lưng mình hắn cũng biến chiêu cực nhanh, hắn ngã người về sau thuận thế lao lưng mình vào thầy Hiến, miệng thì quát to:
''Huynh đệ, lâu la rút mau''.

Chiêu thức này là thiên địa đồng thọ, chỉ cần đối phương chạm vào sau lưng, thì hắn ta sẽ dùng toàn lực để va vào người đối phương, sau đó dùng thanh trủy thủ dài của mình tự đâm xuyên bụng mình để cùng chết với đối phương.

Thầy Hiến khẽ cau mày, tên cướp này thật hung hãn, biết khó địch lại mình nên muốn cùng mình đồng quy vu tận, thật là một kẻ hung hãn. Thầy nhảy tránh đi, tên Lâm Báo đầu óc xoay chuyển rất nhanh, hắn ta muốn mượn thế để nhảy ra xa, lên được bờ là còn đường sống. Nhưng ý đồ hắn không thể qua được mắt thầy Hiến, vừa đặt chân xuống, thầy liền lao đến, sử dụng song phi cước đá vào cổ hắn, tiếng xương gãy răn rắc vang lên, đầu tên cướp nghẹo sang một bên. Mắt hắn trợn to, dường như không tin rằng mình lại có ngày hôm nay, thấy đầu lĩnh chết, toán cướp cũng trở nên hoảng loạn, huynh đệ Phan Văn Lân cũng nhảy lên bờ trợ giúp nhóm võ sư Quan, thế cục hoàn toàn áp đảo, chỉ chốc lát toàn bộ nhóm cướp đều bị giết chết.

Mọi người cùng ngồi lại kiểm tra quân số và băng bó vết thương cho những người bị thương. May mắn chỉ có 1 người bị thương nặng, 10 người bị thương nhẹ, không ai phải bỏ mạng. Nhóm của Lân không một ai bị thương, sau khi sắp xếp chỗ nghỉ ngơi trên khoang thuyền cho những người bị thương xong, những ai còn khỏe thì đào một cái hố to để chôn xác bọn cướp.

Nửa ngày sau bánh lái cũng đã sửa chữa xong, đoàn người khởi hành về nhà.
Một ngày sau khi trở về bến, đoàn người của phú thương Phan Nghĩa đã đứng ớ đó tiếp đón. Võ sư Quan lên bờ trước vái chào:
''Không phụ lòng Phan lão gia đoàn thuyền đã trở về an toàn, trên đường về có xảy ra chút cản trở, cũng may có Trương huynh ra sức nên đã giúp đoàn qua cơn sóng dữ''

Đoàn người cũng bắt đầu xuống thuyền, dìu đỡ những người bị thương lên bờ.
Phan gia thấy thế cũng kinh ngạc, vội nói:
''Thuyền chúng ta gặp cướp à''

Võ sư Quan vội nói:
''Thưa đúng ''

Thầy giáo Hiến cùng với các học trò lên bờ, cũng vái chào phú thương. Thấy vậy phú thương Phan Nghĩa cũng đáp lễ.
Phú thương căn dặn:
''Các huynh đệ bị thương hãy cho người sắp xếp ở trong nội trạch nhà ta, quản gia hãy thay ta mời thầy thuốc về bốc thuốc, cũng như trị thương cho họ. Thuận tiện phát thêm tiền thưởng cho toàn đội''.

''Trương huynh, Đặng huynh, ta có đặt một bàn tiệc tẩy trần cho các vị, mời các vị dời bước cùng ta''.

Ngồi trong bàn tiệc là Phan gia, võ sư Quan, thầy Hiến, 2 người đồ đệ thân tín của võ sư Quan và nhóm của Lân.
Sau đó thức ăn, rượu lần lượt được đưa lên, võ sư Quan kể lại chuyện đã xảy ra và không quên nói về võ công cao cường của thầy Hiến. Phan gia cũng chắp tay cảm tạ thầy.

Sau khi tiệc tan, tiền công mọi người được trả 3 quan, riêng thầy Hiến cùng với võ sư Quan thì được trả 5 quan cùng với 1 cuộn vải tốt. Những ai thì thương thì được thêm 10 tiền cùng với thuốc than.
1 quan = 10 tiền = 600 đồng, có thay đổi so với thời vua Lê Thái Tổ là 500 đồng. Nên số tiền công này cũng xem là khá cao. Danh tiếng của thầy Hiến lại được tăng lên.



Loạn thế khởi, hào kiệt phân tranh.

Nơi máu anh hùng và lệ mỹ nhân hoà quyện vào nhau.

Nhân quả và luân hồi đan xen tạo thành bánh xe vận mệnh.

Giữa mộng và tỉnh, đúng và sai, đâu mới là con đường chân đạo.

Tất cả chỉ có tại
— QUẢNG CÁO —