Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 1110: Lão đại đánh cờ




Rượu qua ba tuần.

Ông Tú quên béng mất mình tới đây để làm chi, rõ ràng ở nhà vừa ăn qua rồi, mà thứ lẩu của thằng Tôn ăn rất ngon, lại uống nước lẩu, uống rượu, ăn thêm thịt nhúng.. rau nhúng... ôi mẹ ơi... mải ăn uống quên việc chính.

“ Tôn. Rượu này là rượu gì vì sao… cay nồng đến vậy…” Ông Tú ngửa cổ làm thêm chén thứ tư mà vẫn thèm thuồng.

Ngô Khảo Ký ngoắc ngoắc tay để lão cha tiện nghi ghé đầu lại sau đó thì thầm…

“ Cái gì.. ngươi dám xé sách?” Lão Tú nhảy dựng cả lên… lại bị thăng con trai đô con giữ gì lấy…

“ Xé mấy trang không quan trọng , toàn là chuyện ăn uống như vậy… “

Ngô Khảo Ký ba sạo chuyện hắn làm ra tửu, ướp lạnh tửu bằng KNO3 phân rơi là học trong sách….

“ Mai tỉnh đem cho cha”

“ Ok”

“ vì sao lại con gà đen?”

“ À ui … nghĩa là đồng ý…”

“ Đại Ca làm một chén, cái gì ta cũng thua ngươi riêng cưới vợ và uống rượu là ta hơn ngươi” Ngô Khảo Ký hướng Ngô Thục hò hét…

“ Hử … còn chưa biết… uống mới biết…” Khảo Tích cầm lên cốc rượu lớn tu liền hai lần rót đầy. Ký đã uống trước nên hắn không thèm chiếm tiện nghi.

“ Úi tà tà… đại ca Number One. Tửu lượng đỉnh cao… ta bội phục… ợ… làm tiếp hiệp ”

Thằng Ký say bắt đầu nói nhăng , mà ở đây say cả , ai để ý hắn nói cái quái gì.

Trong bữa tiệc điên cuồng này , nào là Gà Đen ( Ô Kê) , Pờ Phẹc ( Perfect) . Núm bờ oăn loạn cả lên….

Kết quả sáng ra…

Cả ba mươi bảy thằng kể cả thằng cha và hai thằng con cùng bị trói gô lại….

Ấy toang….

Lão Tú mở mắt lèm nhèm thì nhận ra đây là sân nhà của đại ca ( Lý Thường Kiệt) liếc mắt thì thấy cả đám bị trói gô lại… thằng con thứ ha thì đang dùng chân đạp đạp để hắn tỉnh giậy.

“ Tôn, chuyện gì vậy?” Lão tú mặt già méo mó hỏi.

“ Đêm qua hình như say, cả đám cởi trần ôm nhau đi quanh làng hát hò, bị đại bá về muộn gặp được bắt trói”

Thằng con cả Ngô Thục gương mặt tái mét uể oải thưa…

“ Thôi xong” Ngô Tú muốn giơ tay ôm trán than vãn thì mới phát hiện mình bin trói .

“ Tất cả tại ngươi” ông Tú tức giận xoay người đạp mông thằng con thứ hai.

“ Úi…. Cái gì mà tại con? Đã nói từ đầu con và anh cả đấu tửu, ngài ở một bên canh chừng , say thì cản… chính ngài tự mình xông vào…” Ngô Khảo Ký bị đạp thì gào lên phản bác…

Ngô Tú nhìn qua con trai cả… thằng Tích cúi đầu không nói gì , bênh không nổi.

Đã dặn là uông ít để nếu có sự còn cản hai anh em, già mà không gương mẫu… Tích lần này không bênh.

“ Mẹ … mẹ…” thằng Ký thấy Đỗ thị đi ra thì gào lớn…

Chỉ thấy Đỗ thị lắc đầu …

“ Không xin được cho con, Đại bá nói < của nhà ai thì nhà ấy mang về dạy>. Cho nên con muốn thoát tù phải chờ ta báo cho con dâu đến mang về…”

Nói đoạn Đỗ Thị , Phạm Thị hừ mạnh với ông chồng mất nết Ngô Tú này… lôi xềnh xệch về.

Ngô Khảo Ký cùng Ngô Khảo Tích nhìn nhau cười khổ. Vì lúc nãy Phạm thị cũng nói với con trai y chang vậy.

“ Rượu mạnh quá… sợ thật”. Tích thì thào, rượu ướp lạnh ngày nóng uống rất vào, như lúc bộc phát thì không ai gánh nổi.

“ Lần sau uống 3 chén dừng”. Ngô Khảo Ký gật đầu đồng ý…

“ Ba chén sợ hơi ít” Tích lắc đầu.

Ký trợn mắt, đây là ông anh cả, suốt ngày ra vẻ đạo mạo đây sao….

Thấy Ngô Khảo Ký trợn mắt thì Tích khụ khụ cười xấu hổ. Dù sao hai anh em cũng chỉ hơn nhau 1 tuổi… nói chung thì trưởng thành hơn cũng không hơn là bao nhiêu.

Lát sau thấy Phạm Thu Hà vợ của Tích dắt tay Lý Từ Huy đến.

Ngô Khảo Ký hò hét “ Vợ nhỏ làm gì đến muộn vậy, ngủ nướng à… mau mau vào cứu chồng ra…”

Lý Từ Huy đang hớt hải cứu chồng , nghe nói vậy giậm chân muốn xông vào cắn người…

Thằng chồng nát rượu này trước khi đi bão quậy nát cả làng thì đã quậy nát khu nhà hai đứa ở. Bao nhiêu “ Phát minh “ của nàng bị thằng này phá sạch. Dọn cả một buổi mới xong…

“ Hừ hừ …” Lý Từ Huy giơ nắm đấm doạ Ký sau đó sách váy đi vào nhà trong gặp Đại Bá…

“ Ha ha ha… nhị đệ ngươi thua, uống rượu ngang nhau, vợ ngươi không hiền thục bằng vợ ta…” Tích thấy vậy ngao ngao vểnh mặt khoe…

“ Hừ…. tối nay ngủ nhà ngoài… đi tim Hương cô nương của chàng nhé, nhà này không ai tên Hương” Phạm Thu Hà cũng hừ lạnh , quát một câu rồi quay đi…

Ký há hốc mồm…

“ Đại ca, ngươi có vợ bé bên ngoài tên Hương?” Ký quay qua Tích hỏi…

“ Bậy bạ.. làm gì có…” Tích lắc đầu nghiêm túc suy ngẫm…

“ Thôi chết… làng bên Tạ gia có Tạ Mai Hương hoa khôi… chẳng nhẽ tối qua chúng ta đi tận qua bên Tạ gia?” Ngô Khảo Ký…sợ hãi…

“ Ôi trời ơi… “ Ngô Khảo Tích chán nản gục đầu giữa sân.

Tích được thả, ủ rũ đi theo vợ về nhà, nhưng mà Ngô Khảo Ký thì không được thả. Lý Từ Huy về một mình.

“ Đáng đời...” cô dâu nhỏ hiền lành hôm nay rất cá tính, đập phát minh của nàng chính là có mối thù khó hòa giải...

Vợ mới chả con..

Ngô Khảo Ký lủi thủi đi theo đám binh sĩ áp tải vào nhà trong gặp Đại Bá.

“ Cháu chào đại Bá” Ngô Khảo Ký vẫn bị trói, nhưng vẫn cung kính cúi đầu chào cụ Kiệt.

“ Giao ra đây...”

Ngô Khảo Ký : “ ????” bộ mặt đầy ngây ngô không hiểu.... giao cái gì..

“ Xé trang nào thì giao tràn đó ra đây” cụ Lý Thường Kiệt nhắc lại.

“ À... cháu lấy không được...” Ngô Khảo Ký xoay người để lộ tay bị trói nghiến...

Không có cách khác, cụ Kiệt đành tự tay cởi trói vì thân binh đã bị đuổi ra ngoài rất xa.

“ Dạ đây ạ...” Ngô Khảo Ký lôi ra hai tờ giấy da dê có vết cắt rách nham nhở.

“ Biến...” cụ Lý Thường Kiệt đá vào mông đuổi thẳng cổ thằng này..

“ Dạ dạ...” Ngô Khảo Ký ôm mông chạy thẳng...

“ Uống ít thôi... à buổi tối mang cho bá một bình” cụ Kiệt nói với theo...

“ Dạ dạ... cháu không uống nữa... tối cháu mang qua” giọng nói thì vẫn nghe nhưng người thì mất dạng.

Cụ Kiệt cầm hai tờ giấy da dê hiếm có cười cười, sau đó lắc đầu cất vào ngực áo, còn cụ có nộp lên hay không thì còn phải xét.

Ngô Khảo Ký không ngờ cụ Kiệt có thể tranh thủ nhiều như vậy cho hắn.

Ba châu Ma Linh- Địa Lý – Bố Chính vốn thuộc về Lộ Nghệ An . Nay đùng một cái tách ra biên thành Lộ Tân Bình. Ngô Khảo Ký từ Phò Mã chỉ huy sứ Bố Chính nhảy một cái lên Trấn Thủ Lộ Tân Bình. Thực là một bước lên trời. Nhưng kèm theo đó chính là đời đời lưu chức Tân Bình. Có nghĩa là mãi không thăng thêm và cũng không về kinh.

Thế thì khác quái gì bị đi đầy nơi biên ải?

Nói chung đây là thủ pháp chính trị thôi, một hơi tăng Ngô Khảo Ký lên Trấn Thủ thì quá không ra gì, sợ rằng Lý Thường Kiệt cũng mang tiếng , cho nên nếu thêm đời đời Trấn Thủ Tân Bình thì có nghĩa là tuyên bố Ngô Khảo Ký không lấy Tân Bình làm bước đệm mà nhảy về Thăng Long. Nếu làm như vậy thì quá không coi các thế gia khác ra gì.

Chỉ cần cố làm trấn thủ Tân Bình 5-6 năm , nhắt cái vê Thăng Long với hàm quan Tam phẩm, ai mà chơi lại kiểu chơi bẩn này? Không bị thế gia cộng đồng phản đối cùng xỉ vả mới lạ đấy.

Còn nếu thêm vào câu mãi mãi trấn thủ Tân Bình thì coi như việc này không chừa chỗ trống cho Ngô Khảo Ký leo. Như vậy cũng không ảnh hưởng quyền lợi các thế gia. Còn ai muốn tranh cái chứ mãi trấn thủ Tân Bình không được về Kinh thì nhảy vào tranh.

Bọn thế gia có tiềm lực, có tài năng thì thèm vào ở nói chó không thèm ị, không có khả năng thăng tiến này. Còn bọn thèm chức này thì lại không đủ khả năng đấu với Ngô thị- Ngô Khảo Ký phò mã đang được Ỷ Lan Thái Hậu hậu thuẫn.

Cho nên sự việc này cứ thế đóng đinh mà khép lại.

Thật ra công việc này không đơn giản như vậy.

Đầu tiên là Lý Thường Kiệt trong hai tháng điều tra thì đúng là xác nhận Chế Củ đang lâm bệnh nặng và Hoàng tử Vishnumürti đang trù bị đánh Đại Việt thật sự, trong đó không thiếu sự tác động đến Đại Tống.

Vẫn như cũ Lý Thường Kiệt muốn tiên phát chế nhân, nhân lúc Chiêm Thành chưa kịp tụ binh thì đánh qua Châu Ô- Rí cướp phá sạch sẽ lương thực và phá hủy hết công sự trù bị chiến tranh ở đây. Vốn dĩ Lý Thường Kiệt đề nghị để Lý Đạo Thành lãnh đạo Tân Bình Lộ chỉ huy chiến dịch.

Nhưng không thể hiểu nổi Ỷ Lan Thái Hậu quá mê tín hay vì một lý do nào khác mà bà ta khăng khăng là Ngô Khảo Ký đã điềm báo về việc hắn mới là người trấn thủ quân xâm lược, chính vì vậy Ỷ Lan Thái Hậu khăng khăng ý để Ngô Khảo Ký đảm nhiệm Trấn thủ Tân Bình Lộ thì hơn.

Đứng về mặt lý trí thì Lý Thường Kiệt không hề ủng hộ Ngô Khảo Ký làm đột ngột làm cao như vậy vì hắn không có kinh nghiệm, nếu nhỡ may có thất thố thì sẽ rất tổn hại cho Đại Việt. Nói chung là Lý Thường Kiệt không tin tưởng Ngô Khảo Ký. Theo ông ta nên để cho người có kinh nghiệm xử lý phía nam.

Đây là Lý Thường Kiệt cũng có tính toán của ông ta. Lý Đạo Thành là một người đức cao vọng trọng trong Hoàng Tộc thậm trí còn cao hơn cả Lý Nhật Trung.

Ở đây có một chuyện tế nhị, sau khi Lý Thường Kiệt giúp Ỷ Lan đoạt vị thành công thì lúc này tập đoàn chính trị Ỷ Lan – Lý Thường Kiệt có vẻ mất cân đối khi Lý Thường Kiệt nắm gần như toàn bộ binh quyền cả nước. Thậm chí Thiên tử quân đến một nửa đều là thân tín hoặc người Ngô Thị chỉ huy. Ỷ Lan muốn đưa Lý Đạo Thành về để làm đối trọng.

Mặc dù Lý Đạo Thành trước đó có ý đứng về Thượng Dương nhưng mà ông ta là hủ nho muốn theo lễ giáo thực hiện vợ cả lên ngôi Thái Hậu chứ ông ta không hề có tư thù với Ỷ Lan hay ông ta cũng không có ý tranh đoạt cái gì. Đây là người thanh liêm đức độ. Cho nên chỉ ông ta về mới kiềm chế được Lý Thường Kiệt.

Cho nên Lý Thường Kiệt nhận ra muốn Lý Đạo Thành tiếp tục bận rộn với Chiêm Thành. Không thể về kinh.

Còn Ỷ Lan muốn Lý Đạo Thành về Thăng Long tạo cân bằng cho nên không đồng ý. Ỷ Lan nâng Ngô Khảo Ký lên Trấn thủ mãi mãi có hai lý do, thứ nhất đó là mê tín như đã nói, thứ hai nếu Ngô Khảo Ký trấn thủ Tân Bình lộ thì Ngô Gia phải sẻ lực lượng về nơi này đánh với Chiêm.

Nếu chỉ là chỉ huy sứ Thứ Sử Bố Chính thì Ngô Khảo Ký có thể vác người chạy về Nghệ An nếu Chiêm Thành tấn công. Nhưng nếu Ngô Khảo Ký là Trấn Thủ Tiết Độ Sứ Tân Bình Lộ thì… không có khả năng chạy. Ngô Thị không muốn Ngô Khảo Ký đi chết thì phải xẻ nhân lực về đây, từ đó thế lực của Lý Thường Kiệt ở Thăng Long sẽ yếu đi.

Đây là các lão đại đánh cờ, Ngô Khảo Ký thì tưởng Đại Bá tranh thủ nhiều lợi ích cho hắn. Ừ thì ông cứ vê Tân Bình Lộ sẽ hiểu. Lo cho một Bố Chính tan hoang còn không nổi, lo cho cả Tân Bình lộ với 70% toàn là người Chăm bất kể lúc nào cũng có thể nổi loạn… chỉ có thể là Ngô gia phải đầu nhập vào đó thật nhiều, nếu không đầu nhập thì chỉ có nước bỏ Ngô Khảo Ký.

Nếu Ngô Gia bỏ thì Ỷ Lan sẵn sàng thu thằng thanh niên này dưới chướng mà khống chế toàn phần đó.




Ai cũng biết Hồng Đức thịnh thế, nhưng mấy ai biết đến được thời kỳ Diên Ninh, nếu sống sót qua được tam vương tranh vị, phải chăng Đại Việt lại có thêm một nền thịnh thế huy hoàng không kém?