Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 1066: Thức tỉnh




Quyển 3: Trật Tự Thế Giới Mới.

Phải nói lại cấu trúc thực tế của chiến hạm Đại Việt thì mới có thể hình dung chính xác cuộc chiến lúc này sẽ đi về đâu.

Đầu tiên phải khẳng định chiến hạm sức ngựa kéo chân vịt là không có, nó quá khó chế tạo với hệ thống dây xích cùng bánh răng chằng chịt. Lại càng thêm khó bảo dưỡng và sửa chữa khi có hỏng hóc và qua trọng là nó rất dễ hỏng.

Một kẻ thực tế như Ngô Khảo Ký , luôn cân nhắc giữa tính tiện dụng cùng sức mạnh thì sẽ không bao giờ chấp nhận một thiết kế đỏng đảnh như vậy.

Từ lúc xây dựng Bố Chính, cho đến lúc lập quốc, tiêu chí của Ngô Khảo Ký vẫn luôn là thuận tiện chế tạo, thuận tiện sử dụng, thuận tiện bảo quản và chất lượng thì không cần tuyệt hảo mà cần cân đối.

Cho nên ngay cả thiết kế dây xích bánh răng cho tàu sức người chân vịt cũng không có. Đây chỉ là Ngô Huy Tuấn tưởng tượng ra thôi.

Thật ra hệ thống tàu chân vịt của Lý Từ Huy đơn giản đến bất ngờ. Cô ta chẳng qua là dùng kiến thức cơ khí của bản thân học theo cấu trúc xoay trục trong cỗ chiến xa của Leonardo da Vinci sau đó kéo dài thanh trục xuyên suốt con tàu để các thuỷ thủ xoay cái trục này thôi.

Một thanh thép lớn dài xuyên thân thuyền với các ổ trục xoay cố định, khoảng cách giữa hai ổ trục xoay thì thanh thép dài được uốn thành hình thang \—/ . Các chèo thủ sẽ đứng hai bên hình thang này để xoay thanh trục khiến chân vịt chuyển động quay.

Kết cấu đơn giản và tiện nghi hơn rất nhiều cái gì mà dây xích, bánh răng. Và cấu trúc này cực bền.. có thể chẳng cần bảo dưỡng nhiều trong một thời gian rất dài.

Với tàu lớn như tàu Khu Trục, Siêu Tải Barques thì có thể bố trí hai thanh trục cam như vậy chạy song song và cùng kết nối một bánh đà ở cuối đuôi tàu… thiết kế dễ chê tạo, siêu cấp tiện nghi, thờ gian đi chế tạo xích thép, bánh răng để chế tạp một động cơ chân vịt thì có thể chế tạp cả chục động cơ chân vịt xoay tau kiểu trục cam này rồi…

Vậy nên Đại Việt lúc này phổ biến nhất là loai thuyền chân vịt trục cam sức người này. Thuyền nơi nước vẫn chưa phát triển mạnh vì các động cơ hơi nước lúc này được xuất xưởng là ngay lập tức quay lại phục vụ động lực cho các cơ sở sản xuất công nghiệp trên nội địa.

Tất nhiên rồi, khi mà động cơ điện không thể đáp ứng nhu cầu sản xuất do giới hạn công nghệ. Các động cơ trực tiếp sử dụng sức nước xoay tuarbin xây dựng từ các đập nước, các kênh mương lớn nhỏ thì lại khó xây dựng , khó bố trí, không linh hoạt. Vậy thì động cơ hơi nước mới được sản xuất phải quay lại phục vụ các xưởng cơ khí, nhà máy dệt, các khu khai thác , máy bơm nông nghiệp . Như vậy làm sao có thể tập trung phát triển chiến hạm được.

Bởi lẽ chiến hạm hiện tại với thuyền chân vịt sức người vẫn tạm đảm bảo sức mạnh quân sự cùng khả năng giao thương hàng hải của Đại Việt. Thứ gì cần ưu tiên trước không khó để nhận ra.

Đầu tư ngược các động cơ hơi nước cho nhà xưởng thì mới có thể sản xuất các động cơ hơi nước càng nhanh, càng nhiều càng rẻ trong thời gian tới. Đầu tư vào công nghệ cơ bản sau đó mới nâng cao và trang bị đồng loạt luôn là bước đi lựa chọn khôn ngoan.

Nhưng nhược điểm của nó là giai đoạn quá độ thì Đại Việt sẽ thiếu trầm trọng các trang bị công nghệ cao. Thiếu ở đây là so sánh với tiềm lực kinh tế và quân sự của chính bản thân Đại Việt. Còn nếu so sánh cùng các quốc gia khu vực hay thậm chí là so sánh cùng Benjamin và Richard thì vẫn mạnh hơn khá nhiều.

Không khó khăn lắm khi nhận ra ý đồ của Benjamin , Richard thậm chí Tống Kiệt trong hành động lần này.

Ngô Khảo Ký tổ chức hội nghị Cairo nhằm mục đích kiềm chế các bên tìm một giải pháp hoà bình, nhưng kết quả đổi lại thì Đại Việt lại biến thành mục tiêu cho các phe của Benjamin- Tống Kiệt- Richard.

Thật đáng mỉa mai thay.

Nhưng trước khi lên kế hoạch tổ chức hội nghị Cairo thì Ngô Khảo Ký không lường trước sự việc này sao?

Làm sao có thể không nghĩ ra cơ chứ. Đây là một nguy cơ hiển hiện khi trong các phe Đại Việt vẫn được đánh giá là cứng nhất. Như vậy hai phe kia có khả năng rất cao sẽ liên minh lại.

Nhưng vì sao Ngô Khảo Ký lại chấp nhận đưa Đại Việt vào thế khó?

Thật ra muốn hiểu được hành động của Ngô Khảo Ký thì phải hiểu được bản chất của chiến tranh.

Nếu Ngô Khảo Ký không làm rõ vấn đề và khiến cho ba phe đều biết về âm mưu điều khiển thao túng của người Zolzic thì bản chất của cuộc chiến tranh lần này rất có thể là một cuộc chiến tổng lực và tiêu diệt sau đó Đại Việt sẽ bị cuốn vào. Một lối chiến tranh mà ở đó không có thương lượng, chỉ có sống và chết, thương vong sẽ trầm trọng.

Còn lúc này Ngô Khảo Ký đã biến cuộc chiến tranh này thành chiến tranh cục bộ có thương lượng, sẽ vừa đánh vừa đàm phân chia lợi ích lãnh thổ. Nói thẳng ra là đánh thì vẫn đánh, nhưng cảm thấy không ăn nổi thì sẽ lui lại đàm phán mà không có kiểu đánh điên cuồng tới chết mới thôi.

Từ một cuộc chiến tranh xung đột tôn giáo, xung đột hệ tư tưởng người chết ta sống có thể chuyển biến thành một cuộc chiến phân chia lãnh thổ , lợi ích . Kể từ đó giảm thấp nhất quy mô chiến đấu.

Có thể Đại Việt bất lợi vì bị vây công, nhưng ở một mặt nào đó đây chính là nhân đạo cho người dân Châu Âu- Trung Đông và Ả Rập. Quy mô chiếm tranh giảm thì người dân vô tội sẽ bớt đi nhiều tổn thương.

Thêm vào đó kiểu chiến tranh này sẽ “ sớm kết thúc” và ít gây gánh nặng lên tài chính của Đại Việt, ảnh hưởng tới sự phát triển trong tương lai.

Tính toán đến mọi yếu tố lợi ích còn có một yếu tố quân sự.

Muốn chiếm lại các vùng dầu mỏ ở Vịnh Ba Tư thì đám Benjamin và Richard phải tấn công, Ngô Khảo Ký chỉ cần bố trí tốt các cụm phòng thủ.

Ở cái nơi chết tiệt toàn xa mạc thời tiết ban ngày như chảo lửa ban đêm như hầm băng này… thằng nào viễn chinh thằng ấy chết đầu nước.

Đây cũng coi là một mánh khoé lấy nhàn thắng mệt.

Thay vì phải đem quân mấy trăm km đường xa mạc khô căng tới Jerusalem can thiệp vào chiến tranh. Đại Việt lúc này xây dựng công sự ở Mecca và Qatar chờ đợi đám trẻ trâu lao vào thôi.

Tuy rằng hai thăng Benjamin và Richard không nói gì về vấn đề Dầu mỏ ở Vịnh Ba Tư. Nhưng Ngô Khảo Ký biết chắc bọn này sẽ liên kết để phang hắn.

Ngô Khảo Ký dễ chơi. Đại Việt dễ chơi sao?

Kết quả phân chia thì Châu Phi cụ thể là Bắc Phi bị bọn Benjamin và Richard chia cắt trực tiếp để thực dân. Còn về khu vực Tây Á và Châu Âu đánh nhau thì hai phe này sẽ không hỗ trợ phe nào. Benjamin sẽ thành lập Đế Chế Israel Richard sẽ thành lập Đế Chế Frank. Việc chia các vùng Đông Âu – Tây Á như Hy Lạp, Macedonia, Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được tiến hành trong tương lai giữa hai phe mà không liên quan đến Đại Việt. Tức là bọn này sẽ làm việc riêng với nhau mà không có mặt của Ngô Khảo Ký.

Đã vậy thì Ngô Khảo Ký cũng yêu cầu Tống Kiệt rời khỏi Vùng Sừng Châu Phi thuộc Somalia ngay lập tức, hắn cho phép vợ con cùng thuộc hạ của Tống Kiệt rời đi trong hòa bình. Đây là vấn đề riêng của Ngô Khảo Ký và Tống Kiệt. Còn việc hạ sát Tống Kiệt thì Ngô Khảo Ký vẫn chưa nghĩ đến lúc này, rất khó để tấn công Tống Kiệt khi hắn đang rất thịnh vượng ở Suljuk Đế Chế khu vực Iran ngày nay, Không có đường để Đại Việt đánh vào nơi đó.

Kể cả như vậy thì Ngô Khảo Ký cũng sẽ không buôn tha cho vương quốc của Tống Kiệt ở Somalia.

Ngô Khảo Ký yêu cầu Tống Kiệt trong hòa bình giao ra các vùng đất tại mà hắn có ở Châu Phi tại Vịnh Aden để quân Nizaris tiếp quản. Với điều kiện đó Ngô Khảo Ký có thể tha cho gia đình, thuộc hạ của Tống Kiệt. Chiến tranh không liên quan người nhà, tội của Tống Kiệt cũng không thể bắt con cái vợ con của hắn chết thay cho nên Ngô Khảo Ký có thể nhân đạo ở chỗ này.

nhưng Tống Kiệt từ chối yêu cầu này, rõ ràng là hắn muốn chiến tranh và sẽ phối hợp cùng hai thằng kia...

Hay rồi...

Ba hướng vây công lấy Đại Việt ở giai đoạn đầu thế chiến một.

“ Thưa Đội trưởng hướng ba giờ cũng có một đội Penor đang tới… khoảng cách 17km , số lượng 40-50 Primehjor”

Ngô Khảo Ký cau mày nhìn thông qua chipnano nhìn lại thông tin hiển thị trên màn hình ngay tại lớp Kính siêu cường lực GPX của mũ giáp bảo hiểm…

“ Ba mặt vây công, tổng số tầm 120 Penor…” Đại Tá chỉ huy cùng các sĩ quan quân Đại Việt lúc này đang hết sức lúng túng.

Gần như ngay khi đáp xuống Venus thì bọn hắn đã bị vây công , điều này hết sức bất thường.

Ngay cả các chiến sĩ ở đây đều nhận mệnh lệnh đi tới căn cứ Mặt Trăng.

Đây là mệnh lệnh tuyệt mật không một ai biết ngoài những người đứng đầu, ngay cả phi hành đoàn cũng nhận được mệnh lệnh thay đổi hướng di chuyển về Venus sau khi Chiến Hạm Không Gian đã thoát khỏi trọng trường của Trái Đất.

Như vậy tỉ lệ nội gián quá thấp khả năng cao là bọn họ quá đen. Chủng Penor đã âm thầm đến Venus từ sớm và xui xẻo nhất là cả đám Ngô Khảo Ký đáp xuống lại gần ngay khu vực của Penor.

Lúc này đã bị bao vây rồi.

Không tự gọi là Ngô Huy Tuấn vì tối hôm đó sau khi Huy Tuấn viết xong câu truyện về Lý Từ Huy thì Ngô Khảo Ký đã tỉnh lại hoàn toàn, và hành trình chịu đựng dày vò của hắn sẽ chính thức bắt đầu.



Càng đọc càng hay , rượu say không thể bỏ .... Sẽ thành siêu phẩm